Động lực kiếm tiền sôi sục sau khi hiểu lời Phật dạy về làm giàu sau đây

 

Động lực kiếm tiền sôi sục sau khi hiểu lời Phật dạy về làm giàu sau đây

Khi hiểu lời Phật dạy về làm giàu ta mới biết rõ tầm quan trọng lớn lao của việc làm cho bản thân, gia đình mình giàu có sung túc, từ đó dường như một chân trời mới đang dần mở ra trước mắt để chúng ta bắt đầu xây dựng một mục tiêu mới.


Lời Phật dạy về làm giàu


Thời Đức Phật còn tại thế, có lần khi Ngài đang trú ở Kosambi, vườn Ghosita, vị Tôn giả tên Sàriputta đi đến đảnh lễ và bày tỏ thắc mắc về việc tại sao mình làm ăn mãi mà không giàu được:
 
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Trong khi đó, có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
 
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
 
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
Có thể thấy, việc làm giàu không chỉ liên quan tới tiền mà còn liên quan tới lời hứa – đại diện nhỏ của một lời nói, hành động của chúng ta. 

Điều này có nghĩa việc làm giàu liên quan tới các hành động từ quá khứ cho tới hiện tại vì sự thật đâu phải ít người chăm chỉ lao đi kiếm tiền nhưng để thành đạt trong kinh doanh không nhiều, thậm chí có những người đã thành danh nhưng không lâu bền, do tâm bất chánh hiện tại hoặc phước quá khứ không đủ.

Bài học làm giàu từ bài giảng của Đức Phật

 
Hầu hết chúng ta cho rằng, để làm ăn, kinh doanh thì con người phải toan tính, lọc lừa nhau, còn những ai thật thà, thẳng thắn thì không nên tham gia vào việc buôn bán vì khó có thể đứng vững trên thương trường được.

Thế nhưng theo lời Phật dạy về làm giàu qua bài học trên thì thật thà vẫn là đức tính rất quan trọng để tạo ra phước báu về sau. Đặc biệt, người làm ăn phải biết giữ chữ tín vì đó mới là nền tảng xây dựng sự giàu có trong tương lai. 


Những người không chỉ biết giữ chữ tín mà còn làm nhiều hơn cả thế, hứa 9 nhưng làm 10, vượt cả mong muốn của người khác thì lại càng giàu có. Người giàu có và giàu có bền vững luôn là người không chỉ có tài năng mà luôn là người có tâm, có đức, có phước báu.

Vì thế, khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện, mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ.

Ngược lại những người “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian, có thể giàu có nhanh chóng nhưng theo thời gian thì mọi thứ tiêu tan. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác. 

Không những vậy, những ai làm ăn không chân chính lại còn đi lên Chùa khấn bái, cầu xin cho con được giàu có, thành công thì chỉ là mê tín và thiếu hiểu biết mà thôi. Trong khi đó, Đạo Phật là đạo của trí tuệ và đức Phật là bậc giác ngộ, không dung túng cho sự mê tín mù quáng.
 
Thử nghĩ mà xem, chỉ cần ít hoa quả, bánh kẹo, thẻ hương hay thậm chí dù là mâm cao cỗ đầy thì cầu gì được nấy thì có vẻ quá dễ dàng, nếu làm thế thì chẳng ai mà không giàu có phải không nào. Trong khi đó, để kinh doanh thành công cần không ít yếu tố bao gồm trí tuệ, sự ham học hỏi, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại, kiên trì không bỏ cuộc… Cuối cùng, người có thể giúp bạn giàu có là chính bạn chứ không ai khác. 
 
Theo lời Phật dạy về phước đức – cốt lõi của sự giàu có ,điều đó có nghĩa là muốn giàu có ta càng phải tạo ra thêm nhiều phước đức thông qua việc bố thí, cúng dường, giúp đỡ mọi người.
 
Thế nhưng việc cúng dường hay bố thí cũng cần trí tuệ chứ không phải cứ cúng dường xong đi khoe khoang khắp nơi như thể để ghi thành tích hoặc vui thì giúp, dỗi hờn thì bảo không giúp nữa như là để trừng phạt người khác thì việc này cũng chẳng tạo thêm chút phước báu nào. Thế nên khi nói đến lợi ích của bố thí, cúng dường ta đừng quên câu chuyện về lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo.

Việc cúng dường cần đúng cách, đúng lúc, đúng người vì có khi giúp người khác ngay trong khi mình đang khó khăn còn tuyệt vời hơn cả việc đợi mình giàu có, sung sướng mới nghĩ tới việc giúp người.  

Tại sao chúng ta vẫn nghi ngờ về việc Đức Phật dạy làm giàu?

 
Lâu nay, với cách chúng ta nhìn nhận về Phật giáo không được thông suốt với những nguồn thông tin không rõ ràng nên chỉ nghĩ rằng cứ theo Phật là phải đi tu, bỏ hết danh vọng, tiền tài sang một bên để chỉ chuyên chú tu hành, đọc kinh sáng tối là xong.

Suy nghĩ đó quả không sai nhưng không phải ai cũng đủ duyên để hoàn toàn tập trung tu hành, thực tế là hiện nay có rất nhiều Phật tử tại gia, họ vẫn kiếm tiền, làm giàu, sống đời bình thường thì liệu có đi ngược lại bài giảng của Đức Phật hay không? 

Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật chúng ta đã biết rằng việc tu khổ hạnh, hành xác là sai lầm, không cần thiết, Ngài cũng không phải bắt ai đó phải thế này, phải thế kia, phải ăn chay, không được đi kiếm tiền… Ngài chỉ hướng dẫn chúng ta sống đạo đức, an lạc, vui vẻ, không phải cứ ai muốn theo đạo của Ngài là lập tức cạo đầu, đi tu như cách nghĩ thông thường.  

 
Đức Phật chưa bao giờ phủ nhận về việc làm giàu, Ngài chỉ không khuyến cáo tham lam vô độ, tham lam cho chính mình một cách mù quáng, thế nhưng Ngài lại khuyến khích chúng ta kiếm tiền và mang tiền đi giúp đỡ mọi người.  

Ngài cũng chỉ là người trần mắt thịt như chúng ta nên việc sử dụng tiền bạc cho mục đích sống của mình là điều tất nhiên, không ai phủ nhận được. Không những thế, lợi thế của Đức Phật sinh ra trong gia đình Hoàng gia giàu có, sung sướng cũng đã hỗ trợ cho Ngài rất nhiều trong quá trình tu hành.

Thử hỏi nếu chào đời trong gia đình nghèo khó, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lo cho hết các miệng ăn trong nhà từ em cho tới cha mẹ còn chưa xong thì mấy ai đủ tỉnh táo nghĩ đến việc giác ngộ?

Thêm nữa, trong quá trình Ngài đi giảng đạo, chính nhờ doanh nhân giàu có nhất mọi thời đại Cấp Cô Độc (tên thật là Anathapindika) mà Đức Phật đã có được nơi tu hành yên tĩnh cùng các học trò của mình.

Chính doanh nhân vô cùng giàu có và hào phóng Cấp Cô Độc đã dùng vàng phủ đầy mặt đất để trả giá cho khu vườn Kỳ Viên, mua và xây thiền viện cúng dường cho đức Phật và các học trò của Ngài tu học nên Đức Phật có thời gian chuyên chú tu tập và giảng đạo cho mọi người.

Không dừng lại ở đó, mỗi năm, trong thời gian ba tháng an cư kiết hạ, đức Phật và các học trò không đi khất thực, mà ở tại tu viện để tu học, ngài Cấp Cô Độc đã cung cấp toàn bộ thức ăn, đồ uống và các vật dụng cần thiết khác. Mà tăng đoàn của đức Phật có đến 1.250 học trò.
 
Nếu không có vị doanh nhân giàu có ấy thì tiền bạc đâu để hỗ trợ cho quá trình tu hành của đức Phật và cả một tăng đoàn lớn được hoàn thành?

Trong khi bạn đang nghi ngờ về việc Đức Phật có khuyến khích làm giàu hay không thì hiện nay đã có quá nhiều đại gia Việt thấm nhuần tư tưởng Phật giáo để áp dụng vào cuộc sống, kinh doanh của mình để có được thành công rực rỡ.

Điển hình như tấm gương của Shark Việt, ông nghiên cứu sâu đạo Phật để khẳng định rằng nếu mọi người làm chính trị, kinh doanh, vị trí nào trong xã hội cũng đều có thể ứng dụng đạo Phật dù người đó là người dọn vệ sinh đi chăng nữa.

Shark Việt tin rằng Đạo phật đóng góp tới 99% thành công và đã thay đổi cuộc đời ông. Gần đây, ông đã xây bệnh viện với cái tên đậm chất của một phật tử đó là Bệnh viện đa khoa Phương Đông. (Theo ông phương Đông là cái nôi của Đạo Phật nên ông muốn đặt tên này cho bệnh viện của mình).  
 
Bệnh viện đa khoa Phương Đông vô cùng đặc biệt khi tập trung chữa cả thân và tâm bệnh vì theo ông việc ổn định tâm lý bệnh nhân lên hàng đầu. Khuôn viên bệnh viện có tượng Phật Dược Sư để người bệnh tĩnh tâm an yên tìm về với phật pháp, từ đó, tâm bệnh sẽ ổn định để mang lại hiệu quả tốt cho chữa thân bệnh.
 

Đức Phật chỉ ra 5 lý do để gây dựng tài sản 

 
Trong Kinh kể lại rằng có thời điểm khi đức Phật trú ở Savatthi, tại khu vườn của ngài doanh nhân giàu có Cấp Cô Độc từng cúng dường cho tăng đoàn. Ngài Cấp Cô Độc đi đến, đảnh lễ đức Phật và ngồi xuống một bên và được Đức Phật giảng về 5 lý do để gây dựng tài sản:
 
Thứ nhất, tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn, thu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc và hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc và hoan hỷ.
 
Người học trò của Đức Phật kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. và vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc và hoan hỷ. Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.
 
Người học trò của Đức Phật kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. thì các tai họa để trở thành trắng tay bị chặn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gây dựng tài sản.
 
Người học trò của Đức Phật kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. thì vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết, hiến cúng cho vua và chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gây dựng tài sản.
 
Người học trò của Đức Phật kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…. mà vị ấy tổ chức cúng dường các vị thầy xuất gia, các vị Bà La Môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báu vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gây dựng tài sản. 

Có thể tạm hiểu như sau:

Thứ nhất: Khi mình làm ra tiền của, tài sản một cách chính đáng bằng bàn tay và khối óc của mình thì mình sẽ giúp cho mọi người trong nhà được an lạc. Vì mình có tiền nuôi được cha mẹ, vợ con, có tiền trả lương cho người ở, người làm công.
 
Thứ hai: 
 
Mình không chỉ giúp được gia đình mình mà còn giúp cho bạn bè, người thân của mình khi họ gặp khó khăn. Trong cuộc sống “sông có khúc người có lúc”, có khi ta thuận lợi, bạn bè gặp hoạn nạn và ngược lại.

Nếu mình giàu có khi bạn bè rơi vào hoạn nạn thì mình giúp được anh em, bạn bè, không những thế, tình bạn, tình anh em sẽ được củng cố và tốt lên rất nhiều. 
 
Thứ ba: 
 
Ở trên đời này, không ai có thể nói trước được điều gì. Chúng ta không phải Thánh nhân nên không biết trước được khi nào tai họa giáng xuống, nghiệp quả trổ ra.

Nếu mình có tiền của cất giữ hay tiền gửi tiết kiệm thì mình yên tâm đã có số tiền này hỗ trợ để tai qua nạn khỏi. Vì thế, luôn nhờ dành số tiền nhất định đề để phòng rủi ro, tai họa ập đến bất cứ khi nào.
 
Thứ tư: 
 
Chúng ta phải có tiền của, có tài sản thì mới có thể hiến dâng cho vua hay làm lễ cúng cho các hương linh. Nếu chúng ta quá nghèo, không có cơm ăn, không có tiền làm giỗ cha, giỗ mẹ, không có điều kiện làm lễ đàn cúng tế các vong hồn, hương linh thì chúng ta thấy rất khổ.

Rồi chúng ta cũng không thể giúp đỡ những người ngoài khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Mọi việc có thể giải quyết bằng tiền.
 
Thứ năm:

Giàu có là để có tiền cúng dường các vị thầy xuất gia, các vị Bà La Mô giúp gia tăng phước báu.
 
Có thể thấy, qua 5 điều trên, kiếm tiền và làm giàu theo lời Phật dạy không chỉ giúp cho mình hay gia đình mà còn giúp cho muôn người. Người được hưởng từ làm giàu là cả về vật chất mà còn tinh thần nữa. 
 
Lợi ích của việc giàu có ai cũng thấy rõ nhưng chớ nên làm giàu bằng mọi cách vì. Đức Phật dạy những loại hình kinh doanh mà doanh nhân nên tránh xa. Những lời khuyên này được ghi rất rõ trong Tăng Chi Bộ kinh.

– Buôn bán vũ khí,

– Buôn bán người,

– Buôn bán thịt,

– Buôn bán rượu,

– Buôn bán thuốc độc. 
 
Người có trí thì có chánh kiến để phân biệt đúng sai, nên hay không nên, với những ai biết là sai, là xấu, là cấm mà vẫn cố tình làm thì đó là người không có trí, là người vô minh, tham lam vô độ bị tiền bạc che mờ tâm trí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ