Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!

Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!

Giáo lý của Đức Phật dạy rằng, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn bởi người khiến bạn đau khổ lại chính là người mang phước lành đến cho bạn

1. Những người bạn gặp đều đã được số mệnh an bài

 
Tha thu cho nguoi lam ton thuong ban 1
 

Lời Phật dạy rằng, không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kích.

 
Trên thế gian này, bạn gặp gỡ ai, quen biết ai, bỏ lỡ ai. Tất cả đều đã được sắp đặt.
 
Trong kinh Pháp Hoa đức Phật có dạy: “Chư pháp nhân duyên sanh, chư pháp nhân duyên diệt”. Nghĩa là: các pháp được sanh ra từ duyên, cũng tùy duyên mà bị hoại diệt. Dù là loài hữu tình hay vô tình đều không ngoài quy luật ấy.
 
Vạn vật trên thế gian đều do nhân quyên dắt định, vô duyên không tụ, không nợ không đến, sinh ra hay mất đi đều có nhân quả duyên phận quyết định.

Gặp một người là tăng thêm một nhân duyên. Dù là thiện duyên hay ác duyên, dù là mang nợ hay ban nợ, đều đã được số mệnh an bài tất cả.
 
Ví dụ như duyên phận giữa cha mẹ và con cái chính là nhân duyên sâu đậm nhất trong số các duyên và được chất chồng từ kiếp trước. 
 
Duyên sâu duyên cạn, duyên đến duyên đi, đều là điều chúng ta không thể nắm bắt được và cũng chẳng thể trốn tránh.
 
Phật nói: “Bởi vì có duyên, nên mới có thể gặp nhau; nếu không nợ nhau, sao có thể gặp được nhau.”
 
Nếu là duyên cạn, hai bên không nợ nần nhau, thời gian bầu bạn bên cạnh nhau cũng ngắn ngủi; trả hết nợ rồi, tình cảm cũng phai nhạt, chẳng còn liên quan đến nhau.
 
Nợ nhau nhiều, thời gian ở cạnh nhau càng dài lâu, mối quan hệ có lẽ cũng sẽ gần gũi hơn.
 
Có những người xuất hiện trong cuộc đời ta mang đến cho ta ấm áp, niềm vui và ánh sáng.
 
Nhưng cũng có những người xuất hện chỉ mang đến cho ta đau khổ, thất vọng, tổn thương… Giống như khi tình cảm vợ chồng bất hòa, đồng nghiệp đố kỵ hãm hại lẫn nhau… Xem thêm: Nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên có nợ mới tu thành
 
Vậy đối mặt với những tổn thương mà người khác gây ra, ta nên hành xử ra sao? Phật dạy, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn. Bởi những người đó dù mang đến đau thương cho ta, nhưng cũng là đang độ ta.
 

2. Có thiện duyên thì cũng có ác duyên

 
Tha thu cho nguoi lam ton thuong ban 2
 

Cuộc đời mỗi người không thể chỉ gặp toàn thiện duyên, cũng như ta không thể được tất cả mọi người yêu mến. Sẽ luôn có những kẻ ghen ghét, chê bai, giễu cợt ta.

 
Những kiểu người đó luôn dùng tổn thương của người khác để đổi lấy niềm vui cho mình, khiến ta sinh ra lòng oán giận, thù ghét những kẻ đó.
 
Ác duyên trong đời, đó chính là nhân duyên quả báo mà ta đã gây ra từ kiếp trước và nay phải chịu hậu quả. Cũng giống như ta đã gieo trồng cái cây quả ác này, cho nên hôm nay mới phải nhận kết cục thảm hại như thế.
 
Tựa như câu nói: “Họa phúc không tự đến, đều do người tự mình gây ra”. Người khác đối xử với chúng ta ra sao, đó chính là luật nhân quả của ta; chúng ta đối đãi với mọi người thế nào, đó chính là tu hành của ta.
 
Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy đã cảm mến, yêu quý. Người tạo oán thì trông thấy lập tức bực mình và chán ghét. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên cả thiện lẫn ác sanh ra nên mới phải chịu đựng những điều đó.
 
Mọi thứ đều từ duyên mà ra, rồi cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, cạn duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá hoại cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết thì dù níu kéo ra sao cũng vẫn tan.

Đừng bỏ lỡ: Ác duyên phúc phận thành duyên thiện, tiểu nhân chuyển vận lại thành quý nhân

Tha thu cho nguoi lam ton thuong ban 3
 
Muốn xóa bỏ ác duyên, trước hết hãy có lòng sám hối. Sám hối về những tội nghiệp gây ra khi trước, xóa bỏ oán hận, tăng phúc đức bồi đắp trí huệ. Lắng nghe lời Phật dạy về sám hối, phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp.
 
Thứ hai là phải kết thiện duyên với người khác, đối xử hòa nhã với mọi người, nghĩ đến lợi ích chung, bớt lợi riêng mình. 
 
Ngoài ra, còn một điều bạn cần ghi nhớ là, đừng gây thù chuốc oán, cũng đừng ăn miếng trả miếng. Làm vậy chẳng khác nào bạn và những kẻ tiểu nhân đó giống hệt nhau. 
 
Làm người cần phải có nhân cách cao thượng, tấm lòng quảng đại, biết nhẫn nhịn khi cần, nếu không sẽ tự mình hại mình, làm tổn hại đến phúc báo của bản thân. Khoan dung độ lượng mang lại phúc báo suốt đời.
 
Một hôm Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? 
 
Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
 
Chúng ta phải tin tưởng vào nhân quả báo ứng trên đời này có tồn tại.
 
Thiện hay ác đều sẽ có báo, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Vậy nên, hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn. Chẳng cần phải đánh trả hay báo thù, tự có nhân quả định đoạt.
 
Người ức hiếp bạn, trời cao tự khắc thấu. Chỉ cần là chính mình, mọi sự còn lại trời cao tự khắc an bài.
 

3. Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn

 
Tha thu cho nguoi lam ton thuong ban 4
 

Theo giáo lý của đạo Phật, sở dĩ ta có mặt trên thế gian này là do chúng ta đã tạo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, cho nên ta xuất hiện ở kiếp này là để trả nghiệp. Trả hết rồi mới có được cuộc sống an vui, trả càng sớm thì càng nhanh đón nhận hạnh phúc.

 
Những người làm tổn thương tới ta, người khiến ta bất mãn chính là đến để giúp ta trở nên hoàn thiện hơn. Sau khi vượt qua, ta sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. 
 
Đa số mọi người khi bị mắng chửi, bị ức hiếp đều có tâm lý muốn đối phương cũng phải chịu đựng giống như mình. Tuy nhiên, khi ta chịu đựng được những lời chửi rủa này, ta sẽ nhận được phúc báo.
 
Người nhân hậu ắt có phúc báo sâu dày. Hãy học theo đức độ đại từ bi của Phật Di Lặc, trí tuệ thể hiện ở tấm lòng bao dung quảng đại tựa biển khơi, không so đo tính toán với tiểu nhân, tự tại vô âu vô lo. 
 
Tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân mình. Cứ mãi dây dưa, người đau khổ cuối cùng chỉ có mình mà thôi.
 
Từng có người viết ở bên cạnh tượng Phật Di Lặc câu đối: “Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chi sự. Khẩu khai tiện tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân”.
 
Nghĩa là: Bụng lớn bao dung những sự việc mà thiên hạ khó kham nhẫn trong đời; miệng thường cười, cười với người đáng cười trong thiên hạ.
 
Đây chính là tinh thần nhập thế với tâm giải thoát tự tại của hóa thân Bồ Tát Di lặc trên thế gian. 
 
Ngài có tấm lòng bao dung mọi chuyện trong thế gian mà tâm không bị ô nhiễm. Miệng của Ngài thường cười với tấm lòng hoan hỉ và dìu dắt mọi người trở về với đạo lý giác ngộ. 
 
Cười đây không phải sự châm biếm, đó là nụ cười xuất phát từ năng lực tâm từ bi và trí tuệ của bậc thánh giả. 
 
Cho nên đối mặt với người tổn thương mình, phản kích là bản năng của con người. Nhưng giữ được bình tĩnh mới là cảnh giới tu hành cao quý. Dù là thiện duyên hay ác duyên, hết duyên mọi thứ sẽ tàn cuộc.
 
Sống trên đời, hãy làm một người trí tuệ nhưng biết “giả khờ”, bởi người biết giả khờ mới giành chiến thắng sau cùng. Đừng quá so đo, đừng nhỏ mọn cố chấp hay hơn thua ăn đủ.
 
Dù là cuộc hôn nhân không êm ấm, hay tiểu nhân lăm le bên cạnh, học cách buông tay, không dây dưa, hết thảy cứ để tùy duyên. Chỉ cần làm việc của mình, giữ một trái tim thiện lương, sửa chữa lại hết thiện nghiệp.
 
Mọi việc ta làm, đều có trời cao chứng giám. Bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh tự có an bài.
 
Thái độ làm người của bạn ra sao thì sẽ thu hút những kiểu người tương tự đến bên cạnh. 
 
Đừng cố thay đổi người khác, hãy thay đổi chính bản thân mình. Dùng hành động thực tế để cảm hóa và chiếm lòng tin của người khác, đó mới là việc làm sáng suốt.
 
Với người gây tổn thương cho bạn, đừng oán hận làm gì.

Tha thu cho nguoi lam ton thuong ban
 
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Có nghĩa là: Một niệm sân hận nổi lên thì trăm vạn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Một đóm lửa giận có thể thiêu cháy ngàn vạn mẫu rừng công đức (Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn)
 
Thật vậy, mỗi khi sân hận bùng cháy giữa lòng nhân loại thì bao nhiêu công lao sự nghiệp mà nhân loại cố công un đúc từ trước sẽ bị thiêu cháy trong giây lát. Một chút sân hận của ông vua nổi lên thì bá tánh phải bị chịu cảnh binh đao, máu lửa. 
 
Trong thực tế, không thể có một vấn đề nan giải nào mà được giải quyết bằng sự sân hận. Mọi vấn đề đều phải được giải quyết bằng tinh thần hòa nhã, cảm thông. Đọc ngay: Sống đời an vui với 5 điều Phật dạy cách từ bỏ sân hận
 
Khi Đức Phật Thích Ca xuất gia tu hành, Ngài từng nhiều lần bị người em họ là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) hãm hại bằng cách sai thích khách giết Phật, đẩy đá lăn xuống hại Phật, cho voi dữ định dẫm Phật, bôi độc vào ngón tay định làm tổn Phật, lao xe vào định cán Phật…
 
Đó đều là những việc làm ác muốn hại Phật. Nhưng cuối cùng sau khi Đức Phật ngộ đạo thành Phật, nhắc tới Đề Bà Đạt Đa vẫn mang lòng cảm kích.
 
Những tổn thương trước đó dù mang đến vô vàn đau khổ cho Đức Phật nhưng lại rèn ra một Đức Phật Thích Ca với trái tim thanh tịnh công bằng của hôm nay, giúp Ngài trở thành “Vô thượng chính đẳng chính giác” (những điều chân thật, lẽ phải, công bình, sáng suốt cao quý nhất).
 
Vậy nên, đối mặt với tổn thương, đừng bao giờ mềm yếu, nhưng cũng đừng nên tỏ ra cáu giận. Hãy tự khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, trong thiện lương vẫn chứa đựng sự sắc bén.
 
Ngay cả bị xúc phạm, bị hãm hại, chúng ta cũng nên dùng thiện tâm và tấm lòng bao dung của mình để báo đáp. Mọi sự tổn thương người khác gây ra là đang giúp chúng ta giải trừ nghiệp chướng. 

Tham khảo: Lời Phật dạy về lời sỉ nhục: Cẩn thận với nghiệp báo nhận lại
 
Vì vậy, chúng ta không nên giữ oán hận trong tâm. Nếu để lại oán hận, chúng ta không những không tiêu trừ được tội nghiệp mà còn tăng thêm nghiệp chướng cho bản thân.
 
Với bất kỳ người nào, đều cần mang tấm lòng cảm kích, nhất là những người làm tổn thương đến bạn. Ác nghiệp họ gây ra sẽ trở thành tu hành của chúng ta. Đó chính là những bài học sâu sắc giúp ta trưởng thành hơn. 
 
Đã vậy, thử hỏi làm sao để từ chối hay tránh thoát? Người sống trong hoàn cảnh thuận lợi sẽ không bao giờ trở nên xuất chúng, chỉ có khó khăn mới tôi luyện lên kỳ tài.
 
Mỗi một cuộc gặp gỡ trong đời này đều đã được sắp đặt sẵn. Có thể sẽ chậm trễ hơn so với trong kỳ vọng của ta, nhưng cuối cùng người phải gặp rồi sẽ được gặp.
 
Khi đã gặp được nhau rồi, phải biết quý trọng lẫn nhau, đối xử tử tế, học cách biến nghịch duyên thành thiện duyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705665349
Liên hệ